Đệm bông ép Everon là sản phẩm được lựa chọn và sử dụng nhiều nhất hiện nay. Quá trình sử dụng không tránh khỏi đệm bị dây bẩn từ mồ hôi, bụi bẩn, đồ ăn, … Những vết bẩn này tích tụ lâu ngày tạo thành vết ố và mùi khó chịu ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn. Vệ sinh đệm định kì là cần thiết để loại bỏ các chất bẩn này và tạo sự thoải mái khi sử dụng.
Nhưng vệ sinh đệm thế nào cho chuẩn và đúng cách thì không phải ai cũng biết. Theo dõi bài viết dưới đây để biết cách vệ sinh đệm bông ép mà không làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm nhé.
Cách vệ sinh đệm bông ép bạn cần biết
Đệm bông ép được thiết kế có thể gấp gọn lại vô cùng tiện lợi trong quá trình vận chuyển hay bảo quản sản phẩm. Ngoài ra có thể tháo rời vỏ đệm và lớp bông ép bên trong khi cần vệ sinh.
Đối với những vết bẩn mới dây ra thì hãy lấy khăn hoặc giấy khô thấm vết bẩn. Không lau vì làm như thế chỉ khiến vết bẩn lan rộng hơn thôi.
Sau đó bạn hãy tháo vỏ đệm ra khỏi các lớp bông ép và vệ sinh từng phần riêng biệt.
Vệ sinh vỏ đệm
Vỏ đệm bông ép Everon được làm từ vải cao cấp có thể giặt bằng máy hay tay đều được.
Vỏ đệm có thể tích tụ nhiều vi khuẩn và chất bẩn sau thời gian sử dụng nên để giặt sạch hơn ta cần ngâm một lúc bằng xà phòng hay nước giặt.
Chọn chế độ giặt nhẹ hay vò nhẹ vỏ đệm để loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi.
Lưu ý kéo kín khóa vỏ đệm rồi mới cho vào máy giặt để chúng không bị cuộn hay rối vào nhau. Nên giặt vỏ đệm riêng không giặt chung với quần áo sợ bị lem màu, gây mất thẩm mĩ.
Vệ sinh ruột đệm bông ép
Ruột đệm bông ép làm từ nguyên liệu chính là bông PE qua quá trình ép ở nhiệt độ cao tạo thành từng tấm riêng rẽ. Phần ruột này cần vệ sinh theo cách riêng chứ không giặt bằng nước, chất tẩy rửa được vì sẽ làm mất đi liên kết giữa các sợi bông làm đệm nhanh bị biến dạng, mềm lún.
Để làm sạch bụi bẩn phần ruột đệm ta dùng gậy đập liên tục vào bề mặt đệm cho chúng bay ra. Sau đó lấy máy hút bụi hút đi những bụi bẩn và sợi bông. Có thể phủ khăn ướt lên bề mặt đệm để khi đập như thế bụi bẩn sẽ bám luôn vào khăn thật tiện lợi.
Sau đó thì mang đệm đi phơi tại những nơi thoáng gió cho đệm khô ráo đồng thời giúp tiêu diệt những vi khuẩn bên trong.
Cách xử lý vết bẩn cứng đầu
Các gia đình có trẻ nhỏ không tránh được lúc sơ xuất trẻ em tè ra đệm. Trước hết hãy lấy khăn hoặc giấy khô thấm hết nước tiểu của trẻ nhỏ. Có thể lấy máy sấy để sấy khô chỗ bị ướt hoặc đổ một chút cồn lên chỗ bẩn. Cồn sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn và khiến đệm thơm tho, sạch sẽ trở lại.
Nếu vết bẩn là máu thì dùng oxi già để lau trực tiếp lên vết bẩn rồi đem phơi đệm tại nơi thoáng gió hoặc hong khô bằng máy sấy nếu không có điều kiện phơi.
Nếu đệm bị giây bẩn bằng đồ ăn hay nước giải khát thì ta làm sạch chỗ bẩn bằng dung dịch nước rửa bát pha với nước lạnh. Dùng khăn sạch thấm dung dịch trên và chà nhẹ lên vết bẩn để loại trừ nó. Sau khi vết bẩn biến mất thì thấm lại bằng khăn sạch và làm khô bằng máy sấy hoặc phơi đệm ra chỗ thoáng gió.
Nếu biết cách vệ sinh đệm bông ép và thực hiện định kì 6 tháng/ lần đảm bảo đệm của nhà bạn luôn sạch sẽ, thơm tho, tăng tuổi thọ mà không cần tốn tiền cho các dịch vụ giặt đệm.
Tuy nhiên bạn có thể bảo vệ đệm trước nguy cơ dây bẩn bằng cách trải thêm một lớp ga chông thấm lên bề mặt đệm rồi mới đến ga phủ bên trên. Lớp ga chống thấm còn giúp ngăn nước hay chất lỏng thấm vào phần ruột đệm bên dưới hiệu quả nữa.
Tham khảo thêm nhiều kinh nghiệm chọn sản phẩm chăn ga gối đệm hay hướng dẫn sử dụng hữu ích tại Everonhanquoc.vn.
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng đệm bông ép Everon