Trong cuộc sống ngày nay vai trò của những chiếc đệm đã trở nên vô cùng quan trọng và cần thiết. Mọi người không chỉ sử dụng đệm trong mùa đông hay mùa thu mà hầu như đệm được sử dụng trong tất cả các mùa trong năm. Bởi những lợi ích mà những chiếc đệm đem đến cho người sử dụng là vô cùng to lớn. Bên cạnh đó những chiếc đệm ngày nay còn được sử dụng như một món đồ nội thất đa dạng, ấn tượng và đẹp mắt. Yếu tố phong thủy cũng rất được chú trọng đến vật dụng này.
>>> Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm mua đệm bông ép
Vậy nên không ít người khi gặp một số trường hợp như mua đệm không hợp kích thước với giường, đệm cũ không dùng nữa bỏ đi sẽ lãng phí... Đã phân vân “có nên cắt đệm hay không?” “có kiêng cắt đệm không”?. Nếu bạn cũng đang có những câu hỏi như vậy thì có thể tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Có kiêng cắt đệm hay không? Có nên cắt đệm hay không?
Ông bà ta vẫn thường có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” vậy nên không ít những tập tục, kiêng kỵ được ra đời và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc kiêng kỵ cắt đệm cũng xuất phát từ những thủ tục truyền miệng mà người này truyền lại cho người khác, và gần như trở thành nếp sống, thói quen mà mọi người đều tự ngầm định sẽ tuân theo.
Trên thực tế đệm là một vật dụng quan trọng, có độ bền bỉ cao, và giá thành tương đối lớn. Ngoài những lý do bất khả kháng như: Kích thước đệm không vừa với chiếc giường, muốn phân chia đệm thành nhiều chiếc đệm nhỏ gọn hơn với mục đích sử dụng được nhiều vị trí... thì người ta sẽ không nghĩ đến việc cắt đệm.
Ngày nay ngoài những lý do trên thì việc bỏ những chiếc đệm còn dùng được, chưa quá hỏng hay quá cũ đi là việc vô cùng lãng phí, làm ảnh hưởng đến môi trường sống. Vậy nên có nhiều người nghĩ đến việc tái chế những chiếc đệm cũ để có thể sử dụng vào những việc có ích hơn.
Đối với một số người thì việc cắt đệm là việc kiêng kị, mang đến vận xui, không may mắn cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, với những người có suy nghĩ “thoáng” hơn, đặc biệt là lớp trẻ thì việc cắt những chiếc đệm còn sử dụng được với mục đích tái chế, tránh lãng phí là điều nên làm. Chính vì vậy tùy theo quan điểm của từng người mà có thể nhận định việc có nên cắt đệm hay không, có kiêng cắt đệm hay không.
Ngày nay không khó để có thể tìm được một cửa hàng chuyên sửa chữa cắt, chỉnh các loại đệm chuyên nghiệp. Cũng giống như quần áo, những chiếc đệm đôi khi cũng cần phải cắt bớt, sửa chữa lại kích thước, kích thước đệm không có trên thị trường hoặc nệm cũ được cắt lại để sử dụng vào mục đích tái chế. Vậy nên việc cắt đệm có kiêng hay không kiêng phụ thuộc vào quan niệm, mục đích riêng của từng người.
>>> Liên hệ ngay: Dịch vụ cắt đệm bông ép tại Hà Nội
Các bước tiến hành tự cắt đệm bông ép tại nhà nhanh chóng, đơn giản.
Đệm là một vật dụng khá đa dạng và thường có kích thước lớn nên việc cắt đệm vốn vẫn được cho là công việc phức tạp, khó khăn. Tuy nhiên, trên thực tế việc cắt đệm không quá khó và bạn có thể thực hiện tại nhà thông qua các bước dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị.
+ Đệm cần cắt.
+ 1 chiếc cưa sắc.
+ 1 chiếc dao tiện lợi sắc
+ 1 chiếc kéo sắc, dùng để cắt dây.
+ 1 chiếc thùng giấy kích cỡ lớn để đựng các phần được cắt ra.
+ 1 chiếc kính mắt bảo vệ.
+ 1 đôi găng tay bảo vệ, loại chống trầy xước.
Bước 2: Tiến hành cắt đệm.
+ Đầu tiên bạn sử dụng dao để cắt bỏ dây và tháo các đường may của tấm đệm. Đến khi các đường may được loại bỏ hết khỏi tấm đệm. Chú ý đến phần khóa được may quanh đệm, cần phải loại bỏ hết những bộ phận này.
+ Tiếp theo bạn tiến hành cắt bỏ các phần cạnh của đệm. Nên bỏ các phần được cắt vào thùng mà bạn đã chuẩn bị.
+ Tiếp đến là bạn tiến hành cắt bỏ lớp trên cùng và lớp bên dưới của đệm. Lấy đi hoàn toàn các lớp vải bọc cho đến khi bạn nhìn thấy lớp foam hoặc lớp bông ép bên trong.
Bước 3: Sắp xếp lại đệm.
+ Sau khi tiến hành cắt đệm xong thì bạn sắp xếp lại các vật liệu bên trong. Bạn nên sử dụng găng tay và khẩu trang để đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi các bụi bẩn và các vật cứng.
+ Nên giữ lại những vật liệu, vải được cắt ra với mục đích tái chế.
+ Nếu là đệm lò xo thì bạn cần phải thức sự cẩn thận hơn và chú ý đến những chiếc kim loại có trong đệm, bởi chúng khá sắc.
Bước 4: Hoàn thành việc cắt đệm.
+ Sau khi tiến hành xong việc sắp xếp vật liệu thì bạn chuyển đến công đoạn tiếp theo chính là may lại lớp vỏ đệm.
Nếu cảm thấy công việc cắt đệm không phù hợp hay vượt quá khả năng của mình thì bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ của các dịch vụ cắt đệm chuyên nghiệp. Cũng giống như cắt sửa một chiếc áo, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm sẽ cắt chiếc đệm nhanh gọn, đơn giản theo đúng yêu cầu của bạn.